Không may bị trầy xước da nên làm gì cho nhanh khỏi?

Bị trầy xước da (xây xước ngoài da) nên làm gì và không nên làm gì? Chăm sóc vết trầy da làm sao cho không để lại sẹo?… là những câu hỏi thường gặp khi chẳng may vô tình bị trầy xước da. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về sơ cứu, chăm sóc da bị trầy xước nhanh lành và hạn chế tối đa nguy cơ hình thành sẹo.

Tham khảo trước: Trầy da bao lâu thì lành?

Khi bị trầy xước da nên làm gì?

Trầy xước da hay xây xước da là tai nạn phổ biến trong cuộc sống, có thể do té ngã xe hoặc do các va chạm trong sinh hoạt hàng ngày mà ai cũng có thể gặp phải. Vậy, sau khi bị trầy xước da nên làm gì? Bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây.

Bước 1: Xem xét, đánh giá tình trạng vết trầy xước

Trước tiên, bạn cần đánh giá đúng tình trạng của bản thân trước khi thực hiện các bước sơ cứu vết thương. Việc đánh giá đúng sẽ giúp bạn có cách sơ cứu xử lý phù hợp với tình trạng vết thương đang gặp phải. Trầy xước da được phân thành các mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng.

Không may bị trầy xước da nên làm gì cho nhanh khỏi?
Đánh giá đúng mức độ trầy xước da để có cách xử lý phù hợp

Bước 2: Cầm máu vết thương

Đối với các vết xây xước ngoài da nhẹ (độ 1 và độ 2), cơ thể bạn có thể “tự cầm máu” nhờ cơ chế tạo cục máu đông của các tế bào tiểu cầu và các yếu tố đông máu nên bạn không phải thực hiện bước cầm máu này.

Đối với các vết trầy xước nặng (độ 3 trở lên), do tổn thương da nghiêm trọng ảnh hưởng đến các mạch máu dưới da nên bạn có thể chảy rất nhiều máu mà cơ thể không tự cầm máu lại được. Để tránh mất quá nhiều máu, bạn cần sử dụng một miếng băng gạc, khăn sạch ép lên vết thương khoảng 15 phút. Nếu tình trạng chảy máu đã được kiểm soát, bạn có thể thực hiện các bước tiếp theo.

Không may bị trầy xước da nên làm gì cho nhanh khỏi?
Dùng áp lực ép nhẹ miếng băng gạc sạch lên vết thương để cầm máu

Bấm vào đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp

Tham khảo ngay: Bị xây xát da nguy hiểm như thế nào?

Bước 3: Làm sạch bằng dung dịch sát khuẩn Nacurgo (chai xanh)

Vết trầy xước phần lớn đều có nguyên nhân do ma sát, tiếp xúc với mặt đường, nền sân,… Do đó bụi bẩn hay các chất độc hại ngoài môi trường rất dễ xâm nhập vào cơ thể thông qua vết trầy xước da, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Vì vậy, việc làm sạch vết thương có vai trò rất quan trọng trong tất cả các loại tổn thương ngoài da nói chung, đặc biệt là các vết trầy xước da nói riêng.

Một dung dịch làm sạch da, ngăn ngừa nhiễm trùng đảm bảo đủ 5 yếu tố “KHỬ KHUẨN - SẠCH NHẦY - AN TOÀN - MÁT DỊU - KHỬ MÙI” được ra đời nhằm giúp cho quá trình sơ cứu, xử lý vết thương ngoài da trở nên hiệu quả, an toàn và dễ dàng hơn bao giờ hết.

Không may bị trầy xước da nên làm gì cho nhanh khỏi?
Dung dịch sát trùng vết thương rửa trôi bụi bẩn, tiêu diệt vi khuẩn ngăn ngừa nhiễm trùng

Dung dịch rửa làm sạch da Nacurgo có bản chất là dung dịch nước điện hóa có chứa các ion và các chất oxy hóa như HClO, HO*, ClO- có khả năng xâm nhập vào bào tương của vi khuẩn ức chế các thành phần protein, lipid, DNA vi khuẩn giúp tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng. Đồng thời, khả năng loại bỏ màng Biofilm của vi khuẩn của dung dịch nước điện hóa giúp làm sạch dịch nhầy trên bề mặt vết thương.

Ngoài ra, dung dịch điện hóa còn chứa các tinh chất thiên nhiên như trà xanh, lô hội, lá trầu không, nghệ trắng,… có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm mát dịu vết thương, ức chế một số chủng vi khuẩn, nấm trên da. Tinh dầu bạc hà và tràm trà ngoài tác dụng giảm đau, kháng khuẩn còn tạo mùi thơm nhẹ, dễ chịu khi sử dụng.

Cách sử dụng dung dịch sát khuẩn Nacurgo rửa vết thương:

Không may bị trầy xước da nên làm gì cho nhanh khỏi?
Cách sử dụng dung dịch sát khuẩn Nacurgo (chai xanh) rửa vết thương

Tưới dung dịch Nacurgo trực tiếp lên vùng da bị trầy xước để rửa trôi bụi bẩn, vi khuẩn tại vùng da tổn thương. Bạn cũng có thể kết hợp với một miếng gạc sạch để giúp loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết một cách dễ dàng hơn. Đối với các vết trầy xước da mặt, bạn không tưới trực tiếp mà hãy dùng một miếng bông thấm dung dịch rồi lau nhẹ nhàng.

BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC

Không may bị trầy xước da nên làm gì cho nhanh khỏi?

Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY

Bước 4: Băng bó vết trầy da bằng màng sinh học Nacurgo (chai vàng)

Băng bó bảo vệ vết thương là bước làm không thể thiếu sau khi đã làm sạch vết thương bằng dung dịch sát khuẩn. Việc băng bó sẽ giúp vết trầy xước luôn sạch sẽ, vô trùng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Hiện nay, một giải pháp hoàn toàn mới được sử dụng thay thế băng gạc y tế trong chăm sóc, bảo vệ vết thương ngoài da đó là dung dịch tạo màng sinh học Nacurgo. Dung dịch Nacurgo có khả năng tạo một lớp màng sinh học không thấm nước bao phủ toàn bộ lấy bề mặt da tổn thương, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, các chất độc hại ngoài môi trường.

Không may bị trầy xước da nên làm gì cho nhanh khỏi?
Màng sinh học Nacurgo bảo vệ da tổn thương vượt trội so với băng gạc y tế

Ưu điểm của Nacurgo so với băng gạc y tế truyền thống đó là tính linh động. Do kết cấu dạng lỏng nên Nacurgo có thể băng bó vết thương một cách dễ dàng, ngay cả vùng da có nhiều nếp gấp. Thêm nữa, màng sinh học còn tạo được sự thông thoáng, thúc đẩy lưu thông máu, thúc đẩy quá trình tái tạo mô, mạch máu giúp vết thương nhanh lành.

Cách sử dụng màng sinh học Nacurgo bảo vệ da tổn thương:

Sau khi đã vệ sinh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, bạn hãy để cho vết thương khô lại một cách tự nhiên. Sau đó, ấn nhẹ van xịt dung dịch Nacurgo trực tiếp lên da, chưa đầy 1 phút, dung dịch nhanh chóng khô lại tạo một lớp màng mỏng trong suốt bao phủ lên bề mặt vết trầy xước da. Do có khả năng tự phân hủy nên bạn chỉ cần xịt lại một lớp màng tương tự đè lên lớp màng cũ sau khoảng 4 - 5 giờ.

Để tìm mua các dòng sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “BẤM VÀO ĐÂY”

Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”

Bấm vào đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp

Bị trầy xước da không nên làm gì?

Một số nạn nhân vì hoảng hốt mà đã sơ cứu chăm sóc chưa đúng làm cho vết thương trở nên nghiêm trọng, kéo dài thời gian điều trị, nguy hiểm hơn là nhiễm trùng vết thương.

Dùng cồn 90 độ, nước oxy già rửa vết thương

Rất nhiều người theo thói quen sử dụng các dung dịch sát khuẩn mạnh như nước oxy già hay cồn 90 độ để rửa vết thương. Điều đó không những khiến người bệnh càng thêm đau đớn mà còn làm tổn thương các tế bào da non bên dưới khiến vết thương trở nên chậm lành và nguy cơ để lại sẹo rất cao.

Không may bị trầy xước da nên làm gì cho nhanh khỏi?
Không dùng nước oxy già rửa vết thương vì nó có thể khiến vết thương lâu lành

Bôi trực tiếp nghệ tươi lên vết thương

Theo một số kinh nghiệm dân gian, việc bôi nghệ tươi lên vết thương sẽ tăng khả năng chống viêm, kháng khuẩn và giúp nhanh liền sẹo. Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng khi bôi nghệ tươi ngay khi vết trầy xước da còn mới, chưa liền miệng.

Theo TS. Nguyễn Thị Lai, bạn không nên bôi nghệ tươi lên vết trầy xước da vì có thể gây bỏng da do thành phần acid có trong nghệ tươi. Nếu chẳng may bị bỏng do acid trong củ nghệ, vết thương có thể trở nên phồng rộp, đau rát nhiều hơn, khiến vết thương trở lên lâu lành.

Tham khảo thêm: Sử dụng nghệ trị vết thương ngoài da đúng cách!

Dùng mỹ phẩm cho vết trầy xước

Vết trầy xước đôi khi là một vấn đề thẩm mỹ ảnh hưởng đến tâm lý của chị em phụ nữ. Nhiều người đã dùng mỹ phẩm nhằm che đi tạm thời vết thương, lấy lại thẩm mỹ cho làn da của họ. Tuy nhiên, việc dùng mỹ phẩm cho vết trầy xước da là không nên làm.

Bởi trong tình trạng da đang tổn thương, việc sử dụng hóa chất nào lên da cũng đem lại phần nào rủi ro, mỹ phẩm có thể ảnh hưởng đến quá trình làm lành da khiến vết thương lâu lành. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng mỹ phẩm khi vùng da tổn thương đã hoàn toàn hồi phục.

Tự ý cạy vảy vết trầy xước da

Sự hình thành vảy là tất yếu trong quá trình hồi phục tổn thương của cơ thể. Bản chất của vảy là các tế bào máu sau khi khô lại tạo thành một lớp vảy tại vùng da tổn thương. Lớp vảy này ngoài chức năng cầm máu, nó còn có vai trò là một “hàng rào bảo vệ”, giúp quá trình tái tạo sâu bên trong được diễn ra thuận lợi hơn. Đến khi quá trình tái tạo da hoàn tất, lớp vảy sẽ tự động bong ra.

Không may bị trầy xước da nên làm gì cho nhanh khỏi?
Không tự ý cạy vảy vết thương, hãy để nó tự bong ra!

Vì vậy bạn không nên tự ý cạy vảy chỉ vì lý do gây mất thẩm mỹ, điều đó có thể khiến vết thương chảy máu và gây nhiễm trùng, khiến vết trầy xước da lâu lành hơn

Gãi vết thương

Trong quá trình hồi phục vết thương trầy xước ngoài da, có thể bạn sẽ cảm thấy ngứa và theo phản xạ, gãi lên vết thương. Tình trạng ngứa là dấu hiệu cho thấy vết thương đang lên da non. Động tác gãi có thể khiến lớp da non mỏng manh bị rách, khiến vết thương chảy máu, lâu lành hơn. Tốt nhất là bạn hãy cố chịu đựng, có thể xoa nhẹ nhàng chứ không nên gãi.

Đắp các “lá thuốc” không rõ nguồn gốc

Tự ý sử dụng “lá thuốc” không rõ nguồn gốc một cách bừa bãi tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng rất cao, nhất là khi da đang tổn thương và vô cùng nhạy cảm. Đã có nhiều trường hợp do cả tin đã đắp các loại “lá thuốc” không rõ nguồn gốc lên vết trầy xước nên đã gây bội nhiễm, khiến vết thương từ không có sẹo trở nên có sẹo rất mất thẩm mỹ.

Bị trầy da phải làm sao để mau lành và ngăn ngừa sẹo?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý khi bị trầy da

Một trong các yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phục hồi tổn thương và ngăn ngừa sẹo đó chính là chế độ dinh dưỡng. Dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp kích thích quá trình phục hồi, rút ngắn thời gian điều trị.

Không may bị trầy xước da nên làm gì cho nhanh khỏi?
Dinh dưỡng hợp lý giúp vết trầy xước da nhanh lành

Khi bị trầy xước da, bạn nên bổ sung những thực phẩm dưới đây:

Vậy, bị trầy xước da nên kiêng ăn gì?

Chi tiết hơn: Trầy xước da nên ăn gì kiêng gì để mau khỏi!

Chăm sóc trầy xước da mau lành, không để sẹo với dung dịch Nacurgo!

Bên cạnh công dụng bảo vệ vết trầy xước da khỏi nhiễm trùng, dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo còn có tác dụng thúc đẩy quá trình hồi phục và ngăn ngừa sẹo hiệu quả gấp 3 - 5 lần so với thông thường nhờ có tinh chất trà xanh và tinh chất nghệ tươi trong thành phần của dung dịch.

Không may bị trầy xước da nên làm gì cho nhanh khỏi?
Chăm sóc trầy xước da mau lành không để sẹo với bộ đôi dung dịch Nacurgo

Bạn có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn Nacurgo (chai xanh) rửa vết thương 1 lần/ ngày rồi sau đó duy trì thói quen sử dụng màng sinh học Nacurgo (chai vàng) đến khi vết thương lành hẳn.

BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC

Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY

Trên đây là những kiến thức cơ bản về những điều nên làm và không nên làm khi bị trầy xước da. Trong quá trình chăm sóc vết thương trầy xước, bạn cần chú ý theo dõi tiến triển vết thương, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra (sưng viêm, mưng mủ) thì hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có hướng điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

https://suckhoedoisong.vn/lam-gi-khi-bi-xay-xuoc-da-n7364.html

https://www.healthline.com/health/abrasion

https://intermountainhealthcare.org/blogs/topics/live-well/2017/10/4-steps-to-treat-abrasions-at-home/

Link nội dung: https://victoryclubsalem.com/khong-may-bi-tray-xuoc-da-nen-lam-gi-cho-nhanh-khoi-a13039.html